Tìm hiểu về tên gọi các bộ phận của xe ô tô
Rất nhiều người mua xe thường chỉ quan tâm đến các trang bị, tính năng trên xe có hiện đại, đầy đủ hay không mà í tai để ý đến các bộ phận cơ bản của xe ô tô. Để hiểu về chiếc xe ô tô mình đang sử dụng, độc giả không nên bỏ qua bài viết này.
I. Các bộ phận thuộc phần ngoại thất của xe
Các bộ phận thuộc phần ngoại thất của xe
Nắp ca-pô: là phần ở đầu xe được làm bằng kim loại dùng để bảo vệ khoang động cơ, có thể đóng mở để thuận tiện cho việc sửa chữa, bảo dưỡng phần cứng.
Lưới tản nhiệt: hầu hết các dòng xe ô tô đều được thiết kế bộ phận này nằm ở phía mặt trước đầu xe để bảo vệ cho bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho không khí luồn vào bên trong. Ngoài vị trí này, lưới tản nhiệt có thể được đặt ở phía trước bánh xe để làm mát hệ thống phanh hoặc phía đuôi xe trong trường hợp xe đó có động cơ đặt phía sau.
Đèn pha: dùng để chiếu sáng thường được đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp ca-pô và mặt trước của xe. Luồng ánh sáng được tạo ra từ đèn pha rất mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường với độ xa đến 100 m. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cos – đèn chiếu gần trong cùng một choá đèn hoặc bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.
Cản: được gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau xe ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.
Kính chắn gió: Là mặt kính nằm ở phía trước của ô tô, có công dụng chắn gió, bụi, mưa… có có nhiệm vụ tăng độ cứng vững cho kết cấu xe, bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.
Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước giúp người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.
II. Các bộ phận thuộc phần nội thất của xe
Các bộ phận thuộc phần nội thất của xe
Vô lăng: vị trí của chi tiết này được đặt bên trái các dòng xe dành cho thị trường Việt Nam, một số nước được đặt bên phải xe dựa vào điều kiện giao thông. Nhiệm vụ của vô-lăng là điều hướng chuyển động của xe theo ý của người lái.
Bảng táp lô: Bảng táp lô được đặt ở trung tâm cabin, bao gồm: bảng đồng hồ, bảng điều khiển, các đèn báo tình trạng hoạt động của xe, công tắc điều khiển máy lạnh, quạt gió, xông kính chống mờ sương, công tắc đèn báo nguy, núm mồi thuốc, núm tay ga, khay gạt tàn, cốp tài liệu, rađio, cửa sổ gió máy lạnh…
Cần điều khiển đèn: có 3 nấc: Nấc 1 – OFF (tắt); nấc 2 – ON (Mở) các đèn gầm, đèn sau, đèn soi bảng số, các đèn trên bảng điều khiển; nấc 3 để mở đèn pha/cốt cùng các đèn khác. Tài xế mở đèn báo rẽ bằng cách đẩy cần ra trước, kéo ra sau và nâng lên, hạ xuống nếu nhát xi-nhan, nháy cốt, pha.
Điều khiển gạt nước mưa có 4 nấc: Nấc 1: Tắt; nấc 2: quét gián đoạn; nấc 3: Quét chậm, nấc 4: Quét nhanh, bấm vào núm đầu cần là mở khoá bơm nước rửa kính, nâng vành phía tay lái là mở khoá hãm bô. (Công tắc phanh khí xả) khoá hãm bô chỉ hoạt động khi máy còn nổ, khi không tác dụng vào bàn đạp ly hợp, bàn đạp ga và cần số không ở vị trí số 0.
Công tắc chính (khoá điện): Công tắc này được đặt ở cổ trục tay lái dùng để cắm chìa khoá vào, gồm 4 nấc khoá tay lái
- Lock: Vị trí cắt điện
- ACC: Cấp điện hạn chế
- ON: Cấp điện hoàn toàn
- START: Khởi động1
Bàn đạp phanh: được gắn trên giá đỡ bên phải trục tay lái để điều khiển hệ thống phanh. Trong đó, phanh tay dùng để cố định xe khi dừng, đỗ, phối hợp phanh chân khi dừng xe khẩn cấp. Còn phanh chân đặt ở bên phải trục vô-lăng lái giữa bàn đạp côn và bàn đạp ga, nhiệm vụ điều khiển HTP nhằm giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe ô tô.
Bàn đạp ly hợp: Được gắn trên giá đỡ bên trái trục tay lái, điều khiển ly hợp nối, ngắt truyền động từ động cơ đến hộp số và hệ thống truyền động phía sau.
Bàn đạp ga: đặt ở trên sàn xe thông qua khới bản lề để điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ.
Cần điều khiển số: đặt ngay cạnh bên tay phải tài xế nhằm điều khiển sự ăn khớp của các bánh rang trong hộp số, làm thay đổi tốc độ di chuyển của xe. Khi điều chỉnh chi tiết này, tay trái người lái cầm chặt vô-lăng, tay phải đặt lên núm cấn số, ngồi thẳng, thả lỏng cơ thể để tránh trường hợp bị kéo theo vành tay lái khi vào số, sau đó dùng lực cánh tay tác động để chuyển số.
Xem thêm:
► Top 10 mẫu ô tô đáng để "mất tiền" nhất năm 2019
► Vỏ xe ô tô dễ bị biến dạng khi có va chạm: Vì sao vậy?
► Lý giải vì sao vô-lăng xe ô tô không được đặt ở giữa cabin
Nguồn: xe.thanhnien.vn